Động lực tăng trưởng của các quốc gia hàng đầu châu Á? (Kỳ 1 – Nhật Bản)

Một trong những lý do tôi chọn Bangkok để sống và làm việc một thời gian trước đây là vì môi trường đa văn hoá. Trong lúc giao lưu gặp gỡ với đủ mọi người đến từ khắp nơi trên thế giới, đồng thời cũng đã host vài trăm khách từ khắp năm châu tại căn hộ nho nhỏ ở khu Sukhumvit gần modern mall Terminal 21, tôi bỗng dưng suy nghĩ: “đâu là yếu tố tạo ra sự tăng trưởng ở mỗi quốc gia để họ đạt vị thế hàng đầu?”

Người Nhật nghĩ gì? Made in Japan

Nhật là nước ngoài đầu tiên tôi được đi, lại được họ tài trợ một khoá học về Văn hoá Nhật – làm việc với người Nhật nên nghĩ ngay đến đất nước Mặt trời mọc đầu tiên. Khoảng mười mấy năm về trước. Hồi đó ấn tượng đầu tiên là ở Nhật quá sạch, đi khắp nơi mới thấy một cọng rác… ở trên lưng chừng núi ở ngoại ô. Sạch hơn cả Singapore. Ấn tượng thứ hai là mọi thứ đều tự động từ cửa ra vào các siêu thị, thang máy thang cuốn, chỗ rửa chén, tàu điện ngầm, các thể loại máy bán vé bán nước ngọt etc… Xem tivi cũng liên quan đến tự đông hoá và robot, cứ bật lên hầu như kênh nào cũng thấy phim hay phóng sự liên quan đến Robot… nhức cả đầu.
Vậy đâu là key growth của người Nhật? sạch sẽ, quan tậm tự động hoá, công nghệ, hay kỷ luật…? Theo tôi thì key growth của họ là… chất lượng – product quality. Nói chung mục tiêu cuối cùng của người Nhật là mọi thứ họ làm ra phải đạt chất lượng cao nhất. Ví dụ như Sony, cá nhân tôi thích dùng Xperia vì chất lượng tốt, thiết kế tao nhã, và giá cả hợp lý. Hồi đó trong nhiều năm đầu khi cty Sony lập nghiệp, văn phòng của họ trang bị khá nghèo nàn, trong khi mọi đầu tư tập trung cho nhà xưởng, kỹ sư và công nhân, nơi trực tiếp tạo ra sản phẩm.
Lúc đó tôi về có mua một ít bánh kẹo cho đồng nghiệp cty cũ, mọi người rất thích và …để đó ko ăn, vì nó quá đẹp và tinh tế.
Nói đến sản phẩm Made in Japan là đồng nghĩa với sản phẩm chất lượng cao, hầu như là yên tâm hoàn toàn, điều này rất hầu như hiếm có nước nào làm được, kể cả Mỹ, Đức…
Người Nhật sẵn sàng làm việc suốt ngày đêm, ngủ gục ở văn phòng, trên tàu điện khi về nhà lúc…11,12h đêm… để tạo ra sản phẩm chất lượng cao. Kaizen – phương pháp quản trị chất lượng nổi tiếng thế giới cũng là của người Nhật. Kaizen có nghĩa là “change for better” hoặc “improvement”. Toyota là một mẫu tiêu biểu của việc sử dụng Kaizen vào sản xuất.
Tuy nhiên điểm mạnh chất lượng cũng chính là điểm yếu của người Nhật. Do quá cuồng chất lượng nên họ không để ý mấy đến marketing. Với một thế giới biến động liên tục thì việc hữu xạ tự nhiên hương ko còn là… tự nhiên nữa. Chính người Hàn đã nắm bắt được gót chân Asin này của người Nhật và họ đã tiếp cận để tăng trưởng đột phá bằng một phương thức khác hoàn toàn so với kẻ thù truyền kiếp Nhật bản và keep moving ahead, đánh bại người Nhật ngay ở những điểm người Nhật tự hào nhất!
Muốn biết cụ thể thế nào, mời xem hồi sau sẽ rõ!
Bài liên quan

Leave a Comment

Scroll to Top