Trong lúc chờ đợi co-author của bài Hàn Quốc Le Phan Quy Hien chia sẻ thì tôi tranh thủ phân tích một nước tương tự như Hàn Quốc và cũng có liên quan mật thiết đến Nhật Bản là Đài Loan. ĐL là một trong 4 con hổ kinh tế châu Á như Hàn Quốc, cùng với Singapore và Hongkong. ĐL cũng chịu ảnh hưởng mạnh của Nhật bản từ khi Nhật chiếm đóng đảo quốc này trong vài chục năm. Đồng thời Taiwan và Korea đều phát triển mạnh cả về công nghệ lẫn văn hoá đặc biệt là điện ảnh.
Tương tự như Nhật ở phần thiếu thốn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là năng lượng. ĐL phải nhập khẩu tới 98% năng lượng để phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng. Và ngược lại họ lại xuất khẩu rất mạnh, nhất là trong lĩnh vực phần cứng máy tính: board mạch, RAM, màn hình etc.. ĐL thậm chí là nhà sản xuất lớn nhất thế giới trong các lĩnh vực trên với các tên tuổi hàng đầu như TSMC, Foxconn, Acer, Asus, HTC và Pegatron.
Về văn hoá, đã có thời gian các bộ phim tình cảm diễm lệ Đài Loan tràn ngập trên màn hình của rất nhiều gia đình ở châu Á. Ban nhac F4 cũng làm mưa gió ở nhiều quốc gia. Khá nhiều thương hiệu trà sữa nổi tiếng cũng bắt nguồn từ ĐL vì đây được coi là quê hương cuả trà sữa. Vậy đâu là nguyên nhân của các thành quả này? Thử phân tích một vài lý do
1. Thừa hưởng văn hoá lâu đời của Trung Quốc
Người ĐL bao gồm thổ dân đã ở đó từ lâu, và nhóm chính là nhóm người Hoa từ đại lục di tản ra từ vài trăm năm trước do các cuộc nội chiến. Một nhóm lớn khoảng 2 triệu người ra đảo ĐL từ khi Tưởng Giới Thạch thua trận trước Đảng CS của Mao Trạch Đông. Nhóm này đa phần là tinh hoa của TQ nên có học vấn và dân trí rất cao. Họ cũng đem theo khá nhiều tài sản vàng bạc và đồ cổ từ lục địa ra. Chính vì vậy mà Taiwan National Museum lại là nơi lưu trữ nhiều di sản và đồ cổ lớn Trung Hoa lớn nhất thế giới chứ ko phải bất cứ bảo tàng nào ở TQ.
Về ngôn ngữ, hiện giờ người Đài vẫn sử dụng tiếng Hoa phồn thể, là tiếng nguyên thuỷ và kết hợp của vài trăm bộ ký tự phức tạp. Trong khi ở TQ lại dùng tiếng Hoa giản thể simplified Chinese. Tuy bộ giản thể đơn giản dễ phổ biến hơn phồn thể, nhưng đồng thời lại mất đi một số ý nghĩa tinh tuý của việc kết hợp nghĩa của các nhóm ký tự của chữ tượng hình.
Năm ngoái khi tôi host một vài bạn từ ĐL và hỏi họ nên xem phim gì để hiểu thêm về văn hoá của họ, thì được giới thiệu bộ phim Warriors of the Rainbow. Bộ phim này nói về cuộc chiến của thổ dân chống lại người Nhật trong thời kỳ thuộc địa 1895-1945. Tuy vậy thực tế người Nhật lại là nhóm người nước ngoài được yêu thích nhất vì họ đã đóng góp khá nhiều vào kinh tế văn hoá của xứ Đài. Và đây là động lực kế tiếp.
2. Kế thừa từ Nhật và hậu thuẫn từ Mỹ
Nhật đã chiếm đóng ĐL trong khoảng 50 năm và để lại khá nhiều di sản về văn hoá, đường sắt, giáo dục. Trường ĐH uy tín nhất ĐL National Taiwan Univ đã được người Nhật thành lập. Trong khi người Nhật chiếm đóng Hàn Quốc cũng khoảng thời gian tương tự và để lại rất nhiều ký ức tiêu cực thì ngược lại, người ĐL rất yêu chuộng Nhật Bản vì ĐL là một thử nghiệm mô hình thuộc địa mới của Nhật. Nên họ đã phát triển ĐL theo xu hướng tích cực.
Sự hỗ trợ từ Mỹ đóng vai trò rất lớn với kinh tế ĐL. Những năm 1950-65 người Mỹ đóng góp tài chính lên đến 7% GDP của hòn đảo này. Và trong hàng chục năm Mỹ cũng là người bảo hộ về quân sự cho ĐL dưới áp lực gồm thâu thiên hạ của TQ. Mỹ cũng là một trong 3 thị trường xuất khẩu chính của ĐL.
Ngày nay rất nhiều người Đài có thể nói tiếng Nhật, ở trường học tiếng Nhật là một ngoại ngữ phổ biến chỉ sau tiếng Anh. Nếu bạn đã đến Taipei bạn có thể thấy một số khu phố trông giống một khu phố ở Tokyo. Một số toa tàu điện cũng sơn các hình avatar cách điệu như các icon trong Line chat. Ảnh hưởng của văn hoá Nhật cũng cho thấy lý do tại sao ĐL là một trong vài thị trường lớn nhất của Line cùng với Nhật, Thái, Hàn. Người Đài nói tiếng Anh cũng rất tốt và họ hay đi Úc 6 tháng một năm để luyện tiếng Anh. Ngoài ra thì giới trẻ ĐL cũng thuộc nhóm đi du lịch nước ngoài nhiều nhất châu Á.
3. Tập trung vào nhân lực công nghệ chất lượng cao lương thấp
Như các phần ở trên ta đã thấy người Đài có một lợi thế rất lớn về ngôn ngữ khi rất nhiều người có thể nói được ít nhất hai thứ tiếng quan trọng trong Anh, Nhật Hoa. Điều này chắc chắn rất tốt cho giáo dục và phát triển giao thương xuất khẩu của họ. Ngoài ra ngoài ra người Đài có một điểm tương tự Nhật Hàn là nhân sự về công nghệ của họ rất mạnh để hậu thuẫn cho việc phát triển các công ty phần cứng như HTC, Acer, Asus… Gần đây Google mới mua lại bộ phận R&D của HTC để nhanh chóng có được vài ngàn kỹ sư chất lượng cao và thiết lập đội nghiên cứu về AI hàng đầu ở châu Á. IBM và Microsoft cũng đang làm điều tương tự, xem bài trên “Why Google, IBM & Microsoft Are All Expanding In Taiwan This Year”
Một điều làm tôi ngạc nhiên là chi phí sinh sống, giáo dục và y tế ở ĐL rất thấp. Chi phí này chỉ hơn chi phí ở Thái khoảng 20-30%. Và chắc chắn chi phí các nhóm trên là rất thấp và chỉ khoảng 30% chi phí tương tự tại các nước cùng nhóm Hàn, Sing, Hongkong. Học phí các trường ĐH lớn của Đài cũng thấp một cách đáng ngạc nhiên. Đi cùng với chi phí này là lương. Ví dụ như lương manager của nhân sự các lĩnh vực hot như marketing, IT cũng chỉ từ $1500-2000/tháng. Chính vì vậy ở VN truyền thông hay phàn nàn cty ĐL bóc lột trả lương nhân công thấp, vì chính ở nước họ lương cũng thấp. Xem thêm: “Why Taiwan’s wages are low for a developed Asian economy?”
Ngoài các động lực tăng trưởng, vậy đâu là động lực kìm hãm sự phát triển của ĐL?
1. Chuyển đổi từ mô hình phát triển công nghiệp phần cứng sang phần mềm và dịch vụ
Với một lực lượng hùng hậu các công ty phần cứng hàng đầu thế giới, nên các trường ĐH của họ cũng tập trung đào tạo các kỹ năng về phần cứng. Trong khi thế giới đang dịch chuyển về phần mềm, internet và dịch vụ. ĐL có lẽ đã chậm một bước nên sự phát triển gần đây của họ bị chững lại cùng với việc thị phần của các cty như HTC, Acer… dần dần thu nhỏ
2. Chảy máu chất xám
Do vấn đề lương thấp ở trên, trong khi trình độ của nhân sự cao, lại có thể nói được Anh, Nhật, Hoa lưu loát nên khá nhiều người Đài chọn con đường ra nước ngoài làm việc và nhận mức lương cao hơn nhiều lần lương trong nước.
3. Ông anh hay kẻ thù
TQ là một ông anh lớn của ĐL kể cả về văn hoá lịch sử và kinh tế. TQ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ĐL và cũng là kẻ thù lớn nhất của ĐL. Dưới sức ép của TQ cho rằng ĐL ko thể là một nước độc lập và phải thuộc TQ, hiện tại chỉ khoảng hơn 20 nước có quan hệ ngoại giao chính thức với ĐL. ĐL khi thi đấu trên các đấu trường thể thao quốc tế cũng ko được sử dụng Taiwan hay ROC mà phải dùng tên Chinese Taipei do TQ quy định.
Chính vì vậy mà ĐL đang thúc đẩy chính sách New Southbound phát triển kinh tế về phía Nam tránh ảnh hưởng của phương Bắc. Đây là nhóm 10 nước ĐNA cùng với Ấn Độ, Úc và New Zealand. Trong ĐNA thì Indo, Thái và VN là 3 thị trường quan trọng của ĐL. Quy định gần đây của Bộ giáo dục Đài cũng đang đưa tiếng Việt, Bahasa và Thái vào nhóm các ngoại ngữ được lựa chọn ở các trường học.
Cho nên sắp tới nếu các bạn học sinh sinh viên muốn chọn một nước có vai trò “chiến lược” để du học thì Đài Loan là một lựa chọn rất tốt (mà ko mấy ai để ý) vì chất lượng cao, học phí rất thấp, văn hoá tương đồng, ngoài ra lại có thể học thêm tiếng Hoa. Một điểm ít người biết là nước có người nhập tịch ĐL lớn nhất là… VN chiếm đến 1/3-1/2 cư dân mới mỗi năm.
Nhìn chung nếu bạn đã từng đi Taiwan hoặc có bạn bè người Đài, ko đọc tin tức trong nước nhiều thì thấy người Đài khá thẳng thắn, cởi mở và quan tâm đến người khác. Năm ngoái tôi host một loạt bạn từ ĐL khi còn ở Bangkok, và được tặng 3 hôp bánh dứa… đến từ ba thành phố khác nhau Đài Bắc, Trung, Nam trong khi số lượng quà đến từ các bạn nước khác thấp hơn nhiều. Bánh ăn rất ngon, giờ nhớ lại vẫn còn thòm thèm :p
Bài liên quan