Ah tôi cảnh báo trước là post này ko dành cho những ai ko quan tâm bóng đá, cái đẹp, hay startup hoặc … lười suy nghĩ.
Bài test đầu tiên trong vòng 4 phút để xem bạn có nên đọc tiếp hay ko là:
- Đâu là điểm chung giữa bất cứ 2 trong 4 yếu tố trên?
Nếu bạn tìm ra
- A. 1 điểm chung giữa bất cứ 2 yếu tố: trung bình, ko nên đọc vì bạn chưa đủ độ tò mò.
- B. 1 điểm chung giữa 3 yếu tố: đáng lưu ý, bạn nên đọc tiếp để xem điểm chung của tất cả là gì.
- C. 1 điểm chung giữa 4 yếu tố: hmm, tuyệt vời. Bạn ko nên đọc vì chắc bạn đã đoán trước được nội dung.
- D. Chẳng tìm ra điểm chung nào cả, chả liên quan gì nhau: Chúc mừng, đi ngủ đi! Vì đằng nào bạn cũng sẽ buồn ngủ nếu đọc tiếp.
Điểm chung tôi muốn nói ở đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất để tạo ra tăng trưởng, tạo ra thành công của 4 yếu tố ở trên vì cả 4 đều đang đạt đến đỉnh cao trong lĩnh vực của họ. Cụ thể hơn là gì?
- Tuyển bóng đá VN
Theo tôi một điểm quan trọng tạo ra thành công của tuyển BĐ VN là yếu tố ngoại binh – góc nhìn ngoại, văn hoá ngoại.
- Khoảng đâu chục năm về trước bầu Đức đã mời Kiatisak về VN đá với giá khoảng 10k USD/tháng.
- Cũng chính bầu Đức xây dựng CLB đào tạo bóng đá trẻ theo chuẩn Arsenal, mời HLV SEO về đào tạo cho tuyển VN,
- Hot boy canh giữ khung thành là Văn Lâm Tây nửa Việt nửa Nga đã đốn tim và làm bao cô thiếu nữ (và cả ko phải thiếu nữ) “muốn rụng trứng cùng anh ý”
- Ngoài ra thì các ngoại binh tham gia ở giải V-League
- Tất cả những yếu tố trên khiến các cầu thủ nội được cọ xát và có những góc nhìn khác nhau. Ngoài việc kỹ thuật thể lực, kinh nghiệm tốt hơn họ còn tự tin hơn ko cúm giò khi gặp người Thái hay các đội mạnh khác ở châu Á. Ví dụ hẳn là HLV SEO và Văn Lâm chẳng thế hiểu đc đội Thái có gì mà các cầu thủ VN khác lại nhìn họ như kingkong và sợ hãi. Những yếu tố này đã truyền lửa cho các cầu thủ khác.
- Hoa hậu H’hen Niê
- Dù VN là một dân tộc đơn văn hoá (đa số là người Kinh dù có hơn 50 dân tộc thiểu số khác nhau).
- Nhưng cô Niê này là có một yếu tố văn hoá khác biệt hẳn với tất cả các cô hoa hậu khác: cô là người dân tộc
- Một phần vì cô là người dân tộc nên cô có phong cách tự nhiên hơn các cô HHVN khác. Ngoài ra cô chọn một thời trang style bánh mỳ cũng là một góc nhìn văn hoá mà có lẽ tất cả các cô HHVN khác sẽ ko chọn vì cho là bánh mỳ chỉ là thức ăn bình dân ko sang chảnh. Các cô khác lúc nào cũng áo dài nhàm chán. Tuy nhiên từ góc nhìn người nước ngoài BGK cuộc thi HH Hoàn vũ họ nghĩ khác: bánh mỳ là street food, là fast food độc đáo của người VN. Hãy nhớ khi TT Obama và đầu bếp nổi tiếng Bourdain sang VN họ uống gì: bia hơi, một loại street bia. Và tại quán bình dân vỉa hè.
- Rồi da cô ngăm ngăm chứ ko trắng sáng Omo như các cô khác. Với góc nhìn chung thì văn hoá Việt vẫn ưa chuộng các cô trắng sáng hơn. Nên ở đây BGK ở cuộc thi HHVN đã chọn cô H’hen này có tư tưởng chắc cũng khá là cởi mở (dù có thể là vì lý do chính trị, sắc tộc hay gì gì đó behind the scene…)
- Startup Topica
Thực ra startup ở VN có tới 4,5 đội nhận vài chục triệu USD trong một hai năm gần đây như Topica. Nhưng tại sao tôi lại nhắc tới Topica?!
Vì có lẽ Topica là startup đầu tiên được đầu tư một số tiền khá lớn cho thị trường regional, Đông Nam Á chứ ko phải thị trường VN. Đây là một startup thực sự Go SEA ở quy mô lớn.
Startup ĐNA có một nghịch lý ngộ nghĩnh. Theo một số regional startup và VC ở các nước khác thì thị trường VN là local market khó xâm nhập nhất vì nhiều lý do. Trong đó một lý do là các local player cạnh tranh quá quyết liệt. Ví dụ ecommerce ở hầu hết các nước (trừ Indo khá đặc biệt với Tokopedia, Bukalapak) các regional player như Lazada chiếm vị trí độc tôn và thị phần lớn hơn hẳn các local player khác. Thì ở VN có đến mấy đối thủ cùng cạnh tranh sòng phẳng với Lzd, Shopee như Tiki, TGDD, Sendo. Hoặc VN là nước duy nhất ở ĐNA có local chatapp zalo là một chat app phổ biến so với các nước khác toàn là FB, Line, Whatapp, BBM là nhứng ứng dụng toàn cầu.
Ngịch lý ngược lại: thị trường SEA vốn là gót chân Asin của các cty VN, đặc biệt là với các cty B2C. Lý do có lẽ là VN là một nước đơn văn hoá nên khả năng adapt và kết nối với mạng lưới doanh nhân và thấu hiểu khách hàng các nước khác khó khăn hơn hẳn cty, startup của 5 các nước chính còn lại: Phi, Mã, Indo, Sing, Thái.
Các nước còn lại do bản thân nội bộ nước họ đã có nhiều sắc tộc và văn hoá khác nhau nên họ đã quen với việc giao lưu đa văn hoá, có nhiều góc nhìn khác nhau. Vì thế họ đều có những đại diện tên tuổi đã mở ra thị trường vùng ĐNA, châu Á hay global như
Mã (Hoa, Ấn, Mã): Grab, AirAsia, các quỹ BDS, tài chính…
Phi (văn hoá Phi – Mỹ): chuỗi thức ăn nhanh Jolibee
Indo (Hoa, Indo – Javanese, Sundanese, Balinese, etc): Go-Jek, Traveloka
Sing (Hoa, Mã, Ấn, quốc tế): Sing Airlines, rất nhiều quỹ đầu tư BĐS, tài chính, Ngân hàng
Thái (Thái, Hoa, quốc tế): Central Group, Thai Bev (mua Bia Saigon), CP, … etc. Hay startup có: Agoda, Eatigo, Pomelo, Omise, 2C2P… đều là founder người nước ngoài.
Topica đã có một cách tiếp cận hay để khắc phục điểm yếu căn bản này: họ mời một số cố vấn quốc tế, rồi thuê hẳn GĐ vùng người Sing vốn có nhiều thuận lợi trong việc mở thị trường ở SEA, etc… Trước đó Topica còn run Topica Founder Institute và thừa hưởng nhiều kinh nghiệm, văn hoá, network và tầm nhìn quốc tế từ tổ chức này. Nhìn kỹ lại cách tiếp cận của Topica ko khác gì với cách tiếp cận của bóng đá VN. Bởi thế!
- Israel – quốc gia khởi nghiệp
Một trong những lý do quan trọng nhất để Israel luôn có nhứng ý tưởng sáng tạo đột phá vì dân tộc họ cực kỳ đa văn hoá. Người israel đến từ hơn 70 nước khác nhau trên toàn thế giới (Có thể nói Israel là một nước Mỹ thu nhỏ với một số yếu tố đôi khi còn hơn cả Mỹ). Vì vậy họ có nói những ngôn ngữ khác nhau, ăn thức ăn khác nhau, có những góc nhìn khác nhau, tư duy khác nhau và chấp nhận những quan điểm khác biệt nhau. Từ đó họ có những ý tưởng sáng tạo, những giải pháp đột phá để tạo ra những startup và công nghệ nổi tiếng thế giới.
Vì vậy điểm chung tạo ra sự tăng trưởng, sự thành công của cả 4 đối tượng nói trên là gì: đa văn hoá – chấp nhận những góc nhìn khác biệt nhau và học hỏi để phát triển.
Ví dụ: mình hay nói “Ngu như bò” nhưng nếu sang Ấn Độ mà nói vậy thì coi chưng ko toàn mạng vì họ thờ bò như thần. Hay mình hay ăn thịt heo, mà người đạo Hồi.
Vì thế ở góc nhìn chung thì đa số người Việt sẽ có xu hướng fixed mindset hơn là các nước ở trên. Vì dân các nước trên ở trong những môi trường khiến họ dễ có growth mindset hơn.
Vậy làm sao để có tư tưởng đa văn hoá? để có growth-mindset hơn?
Chắc là có thể học hỏi ngay từ các đội ở trên
- Kiểu bóng đá/Topica: mời ngoại binh: mời người nước ngoài hay có yếu tố nước ngoài vào cty làm HLV, nhân viên… Nếu là cá nhân thì khi đi du lịch hãy ở homestay thay vì ở hotel, tìm hiểu văn hoá lịch sử thay vì chỉ đi ngắm cảnh và selfie. Tốt hơn nữa hãy làm homestay host để sống chung với khách từ mọi nền văn hoá trên thế giới
- Kiểu hoa hậu Niê
- Ko có gì là đúng sai – ko trắng cũng đẹp. Vẻ đẹp có nhiều tiêu chuẩn, đừng cố chấp fix vào một hai tiêu chuẩn vớ vẩn nào đó.
- Style bánh mỳ ko những ko bình dân tầm thường mà còn độc đáo chói loá.
- Kiểu Israel/Thái
- Mở rộng chính sách để người nước ngoài đầu tư dễ dàng
- Tạo Entrepreneur Visa để họ đến lập cty và kinh doanh thuận lợi
- Chịu khó học nhiều ngôn ngữ, đi du lịch khắp nơi để giao thương quốc tế thuận lợi hơn